Những Món Lẩu Ngon Phù Hợp Cho Cuối Tuần Họp Mặt Bạn Bè
Cuối tuần rảnh rỗi mà bạn bè tụ tập nhau trò chuyện rôm rả thì còn gì vui bằng. Hơn nữa, sau một tuần làm việc mệt mỏi, bạn cần nạp năng lượng cho mình từ những món ăn thơm ngon. Mọi người vừa trò chuyện vừa thưởng thức món lẩu thơm ngon hấp dẫn.
Bạn hãy cùng June Noodle House điểm qua các món lẩu ngon phù hợp vào dịp cuối tuần hay lễ tết tụ họp bạn bè nào.
1. Lẩu xiên hai vị
Vị lẩu ngon đầu tiên là lẩu Tom Yum được nhiều người yêu thích bởi vị chua chua cay cay và cách sử dụng các loại gia vị. Món lẩu Thái khi du nhập vào Việt Nam cũng được chế biến phù hợp với sở thích của mỗi vùng miền nhưng vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu của nó. Vì vậy, ngoài việc có các nguyên liệu cần thiết cho món ăn như: tôm sú, cá, ngao, mực, bò… món ăn sẽ không thiếu lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước chanh, sả, riềng… Ở Sài Gòn, món lẩu Thái ngày nay rất phổ biến trong nhiều quán ăn.
Vị lẩu thơm ngon thứ hai là lẩu kimchi Hàn Quốc chua chua cay cay. Nước lẩu với mùi thơm từ rau cải thảo lên men, chút cay nồng của ớt và thơm ngọt của thịt bò và các loại rau nhúng kèm. Ngoài ra, nếu thích xiên que, bạn có thể lựa chọn nó theo ý muốn. Từ thanh cua, tôm viên, cá viên, tất tần các loại xiên que mà bạn thích.
Để thưởng thức lẩu xiên hai vị, bạn hãy đến June Noodle House. June Noodle là chuỗi cửa hàng chuyên phục vụ món ăn Hàn Quốc thơm ngon và chuẩn vị. Đặc biệt các nguyên liệu mà June sử dụng đều tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Lẩu riêu cua bắp bò
Món lẩu ngon này có hai thành phần chín là nước dùng nấu từ cua đồng và bắp bò tái, ngoài ra còn có thêm các nguyên liệu khác như: đậu phụ, cà chua, giò, trứng vịt lộn sống cùng các loại rau… Tất cả các nguyên liệu được pha trộn một cách khéo léo giúp món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng lại không hề mang cảm giác ngấy cho người ăn.
Món lẩu ngon này được chế biến khá công phu khi cua phải là cua đồng còn sống. Cua sau khi rửa sạch, lấy gạch để riêng, thịt cua xay nhuyễn, lược kỹ rồi đun sôi với ít muối. Phi thơm đầu hành, cho cà chua vào xào sơ, tiếp đến cho gạch cua vào xào sơ rồi tắt bếp cho vào nồi nước dùng cua. Nêm lại nồi nước dùng cho vừa ăn cùng ít giấm bỗng. Sau cùng là cho đậu phụ ráng vàng vào.
Bên cạnh đó, các thành phần ăn kèm như: thịt bò, giò, trứng vịt lộn, rau muống, rau nhút, bắp chuối, cải con… được dọn chung với nhau. Khi nồi nước lẩu sôi, bạn đập trứng vịt lộn sống rồi cho vào, chính điều này giúp nồi nước lẩu có thêm vị ngọt tự nhiên ngon miệng. Sau khi hoàn thành các công đoạn chuẩn bị, bạn chỉ cần cho ít bún tươi vào bát, chan ngập nước lẩu để thưởng thức cái vị ngọt thanh đầy thơm ngon và lạ miệng của món ăn này.
3. Lẩu bò nhúng sa tế
Khác với những món lẩu ngon quen thuộc như: lẩu gà lá giang; lẩu hải sản hay lẩu nấm… Lẩu bò sa tế có vị cay nồng đặc trưng của nước dùng, vừa lạ vừa ngon miệng. Thành phần chính đơn giản là thịt bò và nước dùng sa tế nhưng với những thực khách đã thưởng thức một lần thì không thể quên được hương vị cay nồng, đậm đà vừa ăn vừa phải xuýt xoa.
Cái hấp dẫn của món ăn này đến từ nước dùng với vị cay đặc trưng của sa tế (có thể gia giảm theo ý thích của thực khách). Nghe có vẻ đơn giản nhưng người đầu bếp phải khéo léo trong việc chế biến để nước dùng trong mà không nhạt lại có vị ngọt thanh đặc trưng của xương ống, khi đun chín phải tỏa hương thơm quyến rũ thoang thoảng của sả và sa tế.
Ăn kèm với món lẩu bò này là bánh phở tươi cùng đĩa rau sống xanh mướt của cải xanh, rau tần ô giúp người ăn thêm ngon miệng và không bị ngấy.
4. Lẩu cá linh điên điển
Mùa nước nổi không thể không nhắc đến cá linh và hoa điên điển, bởi đây chính là những nét đặc trưng rất riêng ở miền Tây. Người dân Nam bộ từ lâu rất tự hào về sự giàu có của những sản vật mà thiên nhiên ban tặng. Điển hình như món lẩu cá linh hoa điên điển. Để món lẩu này ngon, trước hết phải chọn cá linh tươi mang về móc ruột, làm sạch, để vào rổ thưa cho ráo nước, ướp với tỏi, ớt, đường, chút muối khoảng 10 phút.
Chặt một trái dừa tươi đổ vào nồi để nấu, cho vài muỗng nước mắm ngon, đường, ít me dầm lấy nước chua rồi nêm nếm sao cho vừa ăn. Sau đó cho tỏi phi thơm, thêm ít tóp mỡ, rau ngò gai và nấu cho sôi. Cá linh rất mềm và mau chín, nên trước khi ăn mới trút nhẹ cá vào nồi. Vừa ăn, vừa nhúng hoa điên điển để giữ độ giòn và ngọt từ hoa.
Cái ngon độc đáo của món lẩu ngon này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ hoa điên điển. Ăn kèm với món có thể là bún tươi hoặc cơm nóng, không thể thiếu một ít nước mắm ngon và ớt để chấm cá.
Hi vọng bài viết giúp ích được bạn.